Sách - Bàn về nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tác giả: | Mã SP: 23230133365 |
120.000₫
Sách - Bàn về nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tác giả: GS. TS. Trần Ngọc Đường Nhà xuất bản: Tư Pháp Khổ sách: 13x19cm Phát hành: 2020 Công ty phát hành: Nhà sách...
- +

Khuyến mãi cực lớn

Nhập thông tin khuyến mãi cho mỗi sản phẩm trong mô tả ngắn
Gọi 0912457239 để được tư vấn miễn phí
Sách - Bàn về nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tác giả: GS. TS. Trần Ngọc Đường Nhà xuất bản: Tư Pháp Khổ sách: 13x19cm Phát hành: 2020 Công ty phát hành: Nhà sách Tư Pháp Giá bìa: 120.000 đ Số trang: 275 trang Hình thức bìa: Bìa mềm Mặc dù tính pháp quyền đã từng bước được đề cao thông qua việc thực hiện các nguyên tắc “quyền lực nhà nước thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”; nguyên tắc tuân theo Hiến pháp và pháp luật; nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, tuy nhiên, pháp quyền với tư cách là một nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nhà nước cho đến nay, cả về lý luận, cũng như trong tổ chức thực hiện hiện chưa có sự nhận thức đầy đủ. Các vấn đề như: Thế nào là nguyên tắc pháp quyền; nội hàm của nguyên tắc này bao gồm các yếu tố gì? Vị trí và vai trò của nguyên tắc này ra sao? Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của nhà nước như thế nào, hiện nay chưa được tường minh. Vì thế, nghiên cứu “nguyên tắc pháp quyền” có ý nghĩa về phương diện lý luận rất cấp thiết. Thực tiễn tổ chức và hoạt động của nhà nước ta chỉ ra rằng: Bộ máy nhà nước tuy từng bước được xây dựng và đổi mới theo các nguyên tắc mới, nhưng chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi ngày càng cao của một nhà nước pháp quyền, phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tính thượng tôn pháp luật của toàn xã hội, ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, công chức, viên chức và mọi người dân chưa được đề cao. Việc đấu tranh phòng, chống sự lộng quyền, lạm quyền ở một số nơi chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, do Hiến pháp và pháp luật là phương tiện giới hạn quyền lực nhà nước chưa được coi trọng và tuân thủ nghiêm minh. Hệ thống pháp luật là nền tảng của việc thực hiện nguyên tắc pháp quyền chưa đạt đến trình độ hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch, chưa chứa đựng đầy đủ các giá trị mà xã hội có, xã hội cần, xã hội ủng hộ. Hiến pháp chưa được quan niệm là một phương tiện để nhân dân giao quyền, nhân dân ủy quyền quyền lực nhà nước của mình nên chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp một cách hiệu quả. Quyền con người, quyền công dân ở một số nơi chưa được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm trong thực tế. Tòa án là cơ quan thực hiện quyền Tư pháp nhưng chưa thực sự là công cụ có nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Các quyền con người, quyền công dân ngày càng được thừa nhận mở rộng và nâng cao bao nhiêu thì quyền hạn của nhà nước bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu chưa được coi trọng và thừa nhận. Tất cả những biểu hiện đó là do chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nguyên tắc pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước. Chính vì thế, việc xuất bản cuốn chuyên khảo: “Bàn về nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có nhiều ý nghĩa về phương diện thực tiễn như xây dựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật có chất lượng tốt hơn để phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thượng tôn pháp luật, dân chủ và pháp quyền hơn với con người, với công dân. Đặc biệt, tác giả cuốn sách đã đưa ra phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Cụ thể: - Về phương hướng: + Tiếp tục nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là tư tưởng chủ đạo + Đổi mới mô hình lập pháp, nâng cao chất lượng lập pháp theo tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 đảm bảo tuân thủ nguyên tắc dân chủ, pháp quyền, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật + Tiếp tục xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 + Tiếp tục cải cách tư pháp theo tinh thần và nội dung mới của Hiến pháp năm 2013 về Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ công lý, công bằng, nhân phẩm, quyền con người, quyền công dân + Đảng Cộng sản Việt Nam thượng tôn pháp luật, lãnh đạo và kiểm soát quyền lực chính trị của mình và quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta - Về giải pháp: + Nâng cao trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và giải pháp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo luật định + Đổi mới tư duy pháp lý xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng có chất lượng cao + Tiếp tục thể chế hóa đầy đủ quy định trong Hiến pháp về nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân + Tăng cường công tác tổ chức thi hành pháp luật theo Hiến pháp năm 2013 - nhân tố đảm bảo thượng tôn pháp luật trong hành động + Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hoạt động lập
Chất lượng hàng đầu
Chất lượng hàng đầu

Cam kết tất cả sản phẩm chính hãng 100%

Giao hàng siêu nhanh
Giao hàng siêu nhanh

Chúng tôi cam kết giao hàng trong 24h

Mua hàng tiết kiệm
Mua hàng tiết kiệm

Giảm giá & khuyến mại với ưu đãi cực lớn

Hỗ trợ online 24/7
Hỗ trợ online 24/7

Gọi ngay 0912457239 để được tư vấn

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

0912457239
zalo