Sách - Chính sách công - Lý luận và thực tiễn
Tác giả: TS. Cao Quốc Hoàng và TS Nguyễn Đỗ Kiên
Nhà xuất bản: Tư Pháp
Nhà phát hành: NXB Tư Pháp
Khổ sách: 16x24 cm
Giá bía: 120.000 đ
Loại bìa: mềm
Số trang 336
Năm xuất bản: 2021
Cuốn sách gồm 6 Chương và Phần phụ lục “Những quy định hiện hành liên quan đến quá trình xây dựng, ban hành, thực thi chính sách ở nước ta hiện nay”.
Nội dung cuốn sách được biên soạn với cấu trúc như sau:
Chương I. Khái luận chung về chính sách công
Tập thể tác giả nhận định chính sách đã và đang trở thành một khoa học độc lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đã phát triển. Mặc dù khái niệm chính sách công ở các quốc gia khác nhau và ở các góc độ nghiên cứu khác nhau nên vẫn còn những cách hiểu tương đối khác biệt. Tuy nhiên, nhìn chung ở các quốc gia và giới học thuật đều đã thống nhất với nhau rằng chính sách công thuộc về lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội.
Tập thể tác giả cũng đưa ra một số khái niệm công cụ chính (25 công cụ) để nghiên cứu chính sách công như: Chính sách là gì; Chính sách công là gì; Chính sách dân tộc, Chính sách kinh tế, Chỉ thị, Cơ chế… và một số khái niệm về chính sách công ở các nước phát triển và tại các tổ chức kinh tế quốc tế.
Tập thể tác giả đề cập đến những nét cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam (những tổ chức rất quan trọng liên quan mật thiết đến các quá trình chính sách); mối quan hệ và sự khác biệt tương đối giữa chính sách và pháp luật; các đặc trưng chính sách công (05 đặc trưng); mục tiêu chính sách (04 mục tiêu); nhiệm vụ chính sách công; phân loại chính sách công; chu trình chính sách công.
Chương II. Xây dựng chính sách công
Tại Chương này, tập thể tác giả đề cập đến ý nghĩa của xây dựng chính sách công với đời sống xã hội, trong đó đưa ra khái niệm xây dựng chính sách công là gì; Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của xây dựng chính sách công trong xây dựng và thực hiện nhà nước pháp quyền; các bước xây dựng chính sách công (06 bước); Những tiêu chí để xác định chính sách nào là chính sách khoa học (10 tiêu chí); Những căn cứ để xây dựng chính sách công (03 căn cứ); Các yếu tố tác động đến quá trình xây dựng chính sách công (bao gồm các yếu tố chủ quan liên quan đến chủ thể ban hành chính sách công và yếu tố khách quan của môi trường quốc tế). Ngoài ra, để chủ thể có thẩm quyền ban hành các chính sách công thật sự khoa học, tập thể tác giả cũng đề cập đến vai trò của chính quyền địa phương, cơ sở, thủ trưởng đơn vị trong quá trình xây dựng chính sách công tại Việt Nam.
Chương III. Phân tích chính sách công
Tại Chương này, tập thể tác giả đề cập đến trình tự phân tích chính sách công; một số phương pháp phân tích chính sách công; phương pháp xác định vấn đề chính sách công; nội dung phân tích chính sách công.
Chương IV. Đánh giá chính sách công
Tại Chương này, tập thể tác giả nhận định đánh giá chính sách là một mắt xích quan trọng trong quá trình thiết lập chính sách, cũng là một nội dung quan trọng trong phân tích chính sách, là một loại hình hoạt động nghiên cứu chuyên môn có tiêu chuẩn, phương pháp và trình tự đặc biệt. Trên cơ sở đó, tập thể tác giả đã đưa ra nhận định tổng quan về đánh giá chính sách công; tiêu chuẩn đánh giá chính sách công; quá trình, cách thức đánh giá chính sách công.
Chương V. Thực thi chính sách, pháp luật ở địa phương, cơ sở