Sách - Tính Nhân Bản Của Hiến Pháp
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Nhà xuất bản: Tư Pháp
Khổ sách: 14.5x20.5cm
Phát hành: 2020
Công ty phát hành: Nhà sách Tư Pháp
Giá bìa: 155.000 đ
Số trang: 331 trang
Hình thức bìa: Bìa mềm
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhất là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, mọi thiết chế của Nhà nước đều phải được đặt ra ở một nền tảng cơ sở lý luận về cơ bản khác với trước đây. Vì vậy, mọi thiết chế, mọi chế định xã hội đều phải đặt ra soi xét và nghiên cứu, trong đó có cả vấn đề luật học. Vấn đề đầu tiên của luật học là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Nhà nước pháp quyền đặt ra trước hết là một nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp. Muốn tuân thủ Hiến pháp thì trước hết phải hiểu một cách đầy đủ và toàn diện về Hiến pháp. Hiến pháp có nhiều thuộc tính khác nhau. Một trong những biểu hiện quan trọng của Hiến pháp là tính nhân bản của nó.
Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều phải mang trong mình tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền - đời sống con người quản lý con người thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhất là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, mọi thiết chế của Nhà nước đều phải được đặt ra ở một nền tảng cơ sở lý luận về cơ bản khác với trước đây. Vì vậy, mọi thiết chế, mọi chế định xã hội đều phải đặt ra soi xét và nghiên cứu, trong đó có cả vấn đề luật học. Vấn đề đầu tiên của luật học là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Nhà nước pháp quyền đặt ra trước hết là một nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp. Muốn tuân thủ Hiến pháp thì trước hết phải hiểu một cách đầy đủ và toàn diện về Hiến pháp. Hiến pháp có nhiều thuộc tính khác nhau. Một trong những biểu hiện quan trọng của Hiến pháp là tính nhân bản của nó.
Với tư cách là một đạo luật, Hiến pháp cũng như những đạo luật khác đều phải mang trong mình tính nhân bản. Nhưng so với các đạo luật khác thì tính nhân bản của Hiến pháp phải là cao hơn, vì đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là rất đặc biệt. Đó là việc con người quản lý con người. Muốn thượng tôn Hiến pháp trong đời sống công quyền - đời sống con người quản lý con người thì tính nhân bản của Hiến pháp cần phải được chỉ ra và phải được phổ biến.